tìm kiếm ngôi nhà mơ ước của bạn
Tỉnh Bình Phước là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, có địa hình rất đa dạng, gồm cả cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Bởi vậy, tỉnh này luôn lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư bất động sản. Tham khảo ngay những thông tin quy hoạch Bình Phước dưới đây để nắm rõ những thay đổi cập nhật mới nhất về định hướng không gian tại tỉnh này.
Đã được công bố thông tin quy hoạch với tầm nhìn 5 năm từ 2025 - 2030. Tổng dân số toàn tỉnh năm 2020 là 1,2 triệu người và dự kiến đến năm 2030 là khoảng 1,65 triệu người. Bình Phước định hướng quy hoạch đến thời điểm đó, trên địa bàn tỉnh có tất cả 16 đô thị. Trong đó bao gồm: 1 đô thị loại 3, 2 đô thị loại 4 và 13 đô thị loại 5.
Về hệ thống giao thông, các tuyến quốc lộ huyết mạch của tỉnh cũng đang được trùng tu. Mục tiêu chính là tạo điều kiện để phát triển toàn diện nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng.
Một số tuyến đường trọng điểm được xây dựng bao gồm:
Ngoài ra, tỉnh Bình Phước cũng đẩy mạnh mở rộng, xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, bao gồm:
Để nắm rõ về thông tin quy hoạch Bình Phước cập nhật mới nhất, bạn đọc có thể tham khảo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Phước 2025 - 2030, chi tiết theo thành phố, huyện, thị xã.
Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Xoài thời kỳ 2021 - 2030 đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt cụ thể như sau:
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Xoài đến năm 2030.
Bên cạnh đó, thành phố Đồng Xoài cũng có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch chung đến 2040. Cụ thể, phạm vi ranh giới quy hoạch chung bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP Đồng Xoài. Gồm 8 đơn vị hành chính: 06 phường (Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Phú, Tân Bình, Tân Xuân, Tiến Thành) và 02 xã (Tân Thành, Tiến Hưng).
Thông tin quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng phú đến năm 2030 cụ thể như sau:
Đất khu công nghiệp: Mở rộng khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (130,00 ha), mở rộng khu công nghiệp Nam Đồng Phú (480,00 ha), khu công nghiệp Phú Riềng Đỏ 1 (327,00 ha).
Đất cụm công nghiệp: Quy hoạch mở rộng các cụm công nghiệp Thuận Phú (50,00 ha), Tân Lập (40,00 ha), Tân Phước (40,00 ha), Thuận Lợi (59,69 ha)
Đất ở tại nông thôn: Triển khai một số dự án lớn như: Khu dân cư Chợ Thuận Phú, khu dân cư Thuận Hòa II – Công ty TNHH MTV BĐS Thuận Hòa (3,9 ha).
Đất ở tại đô thị: Triển khai một số dự án lớn như: Khu dân cư và thương mại NT Tân Lợi (96,00 ha), chuyển đổi đất SKC sang đất ở (17,00 ha).
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Phú đến năm 2030 (dự thảo).
Bù Đăng là huyện miền núi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Phước. Là địa phương sở hữu mạng lưới giao thông quan trọng và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho giao thương. Chính vì thế, thông tin và bản đồ quy hoạch huyện Bù Đăng luôn nhận được nhiều săn đón.
Tuy là huyện lị của thị trấn Đức Phong nhưng Bù Đăng không hề lép vế so với các địa phương khác. Huyện đã sớm vươn lên phát triển mạnh mẽ cùng các thế mạnh về thổ nhưỡng và khí hậu. Không những thế, vị trí địa lý cũng là yếu tố giúp Bù Đăng thuận lợi hơn trong quy hoạch.
Tổng quan chung về quy hoạch phát triển huyện Bù Đăng.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Bù Đăng, tổng diện tích của huyện là 1501 km² và dân số khoảng 139.009 người (năm 2019). Huyện hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đức Phong và 15 xã: Bình Minh; Bom Bo; Đak Nhau; Đoàn Kết; Đăng Hà; Đồng Nai; Đức Liễu; Đường 10; Minh Hưng; Nghĩa Bình; Nghĩa Trung; Phú Sơn; Phước Sơn; Thọ Sơn; Thống Nhất.
Mới đây, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt quyết định 1516/QĐ-UBND về quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng. Theo đó, bản đồ quy hoạch huyện Bù Đăng cũng được cập nhật theo quyết định trên. Nội dung quy hoạch bao gồm kế hoạch sử dụng đất và phát triển hạ tầng giao thông.
Bản đồ quy hoạch huyện Bù Đăng Bình Phước
Trong quyết định 1516/QĐ-UBND, huyện Bù Đăng sẽ tăng diện tích và chuyển mục đích sử dụng một số loại đất. Cụ thể như sau:
Theo bản đồ quy hoạch huyện Bù Đăng, một số loại đất được chuyển đổi mục đích sử dụng là:
Quy hoạch huyện Bù Đăng được xác định theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Phước đến năm 2030.
Là cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, Bù Đăng sở hữu một số tuyến đường huyết mạch như: Quốc lộ 14, ĐT760, ĐT755, đường Sao Bọng - Đăng Hà. Những tuyến đường này đã giúp Bù Đăng thuận lợi trong giao thương kinh tế với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời, giúp huyện gần hơn với các đô thị và khu dân cư thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Bù Đăng đến năm 2030.
Trong giai đoạn 2021 - 2030, huyện Bù Đăng vẫn tiếp tục nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hiện hữu. Trên cập nhật của bản đồ quy hoạch huyện Bù Đăng, tuyến Quốc lộ 14 sẽ mở rộng làn xe, thành đường và các dải ngăn cách vỉa hè. Ngoài ra, tỉnh Bình Phước dự kiến sẽ đầu tư 100 tỷ đồng cho dự án Đường từ ngã 3 Vườn Chuối (Quốc lộ 14) đến khu vực trảng cỏ Bù Lạch. Địa phận này thuộc tour du lịch nối với Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng Soc Bom Bo xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng.
Hệ thống giao thông đối nội của huyện cũng được hình thành trên nền tảng có sẵn. Đồng thời, xây dựng mới một số tuyến đường quy hoạch nhằm phục vụ cho công tác quản lý, triển khai. Cũng như tạo mỹ quan cho toàn huyện và lưu thông phương tiện thuận lợi.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Bù Đăng được xác định với các loại đất như sau:
Theo thông tin quy hoạch Bình Phước, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến 2030 bao gồm:
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng năm 2022.
Cũng trong thời kỳ 2021 – 2030, huyện Bù Đăng còn có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Đức Phong và các xã Bình Minh, Nghĩa Trung, Thống Nhất đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bù Đốp được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt như sau:
Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch:
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch:
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện Bù Đốp năm 2021.
Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Phước, quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bùi Gia Mập đến năm 2030 sẽ tăng tổng diện tích đất tự nhiên của huyện lên 106.464,71 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 92.989,78 ha, chiếm khoảng 87% tổng diện tích tự nhiên (đất chuyên trồng lúa chiếm 632,27 ha). Đất phi nông nghiệp là 13.474,93 ha, chiếm khoảng 13% tổng diện tích tự nhiên.
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện Bù Gia Mập năm 2021.
Đặc biệt, huyện không còn diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2030. Chủ trương của huyện là phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường. Phải gắn liền với hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Theo bản đồ quy hoạch, huyện Lộc Ninh sẽ được quy hoạch 2 cụm công nghiệp là Lộc Thành và Lộc Thịnh. Với tổng diện tích lên tới 94 ha. Qua đó hình thành những cụm chế biến nông, lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng, vật tư thiết kế xây dựng. Gắn với khu giải quyết và xử lý nước thải tập trung chuyên sâu. Trong đó:
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Ninh đến năm 2030.
Ngoài ra, hệ thống giao thông vận tải huyện Lộc Ninh cũng được đầu tư nâng cấp, mở rộng với hai mục đích: phát triển cả giao thông đối nội & giao thông đối ngoại.
Huyện Hớn Quản được UBND tỉnh Bình Phước tiến hành quy hoạch 5 cụm công nghiệp và 3 KCN. Mục đích chính là thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, huyện cũng ban hành các chính sách khuyến khích và ưu đãi các nguồn vốn đầu tư trên toàn huyện.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hớn Quản đến năm 2030.
Theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt từ UBND tỉnh Bình Phước. Huyện Phú Riềng được định hướng quỹ đất phát triển công nghiệp đến năm 2030 khoảng 3.300 - 3.900 ha. Đất khu công nghiệp biến động tăng 3.340,00. Đất cụm công nghiệp biến động tăng 421,00 ha.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Riềng đến năm 2030.
Quy hoạch Huyện Chơn Thành bao gồm thị trấn Chơn Thành (huyện lỵ) và 8 xã. Cụ thể: Minh Hưng, Minh Lập, Minh Long, Minh Thắng, Minh Thành, Nha Bích, Quang Minh, Thành Tâm.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Chơn Thành năm 2022.
Theo thông tin quy hoạch Bình Phước, thị xã Phước Long sẽ tiến hành quy hoạch cho khu trung tâm hành chính, khu nuôi trồng chế biến dược liệu, cụm công nghiệp Phước Bình - Phước Tín, cụm công nghiệp Long Giang, cầu nối với huyện Bù Gia Mập, nhà máy điện năng lượng mặt trời, khu nghỉ dưỡng phía bắc, mở rộng đường lên núi Bà Rá , xây dựng tuyến đường từ DT 741 đến đường DT 759, đường vành đai 1…
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Phước Long đến năm 2030.
Theo đồ án quy hoạch sử dụng đất tầm nhìn 2030. Thị xã Bình Long sẽ được quy hoạch phát triển 5 khu đô thị. Thị xã cũng chủ trương phát triển các khu công nghiệp, phát triển hạ tầng đô thị. Nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh xây dựng các công trình dịch vụ và phát triển các cơ sở dịch vụ,…
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Bình Long năm 2020.
Trên đây là tổng hợp thông tin quy hoạch Bình Phước theo thành phố, huyện, thị xã mới nhất. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
→ Tra cứu thông tin quy hoạch miễn phí tại bất động sản số Pindias
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Siêu nền tảng quản lý và đầu tư tài sản - Pindias
Địa chỉ: Lô CX01, khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.
Số điện thoại: 1900633815