General Alert
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói! Vui lòng đổi trình duyệt khác

tìm kiếm ngôi nhà mơ ước của bạn

Xóa
Loading...
Pindias adv
Tin tức

Quy hoạch thanh hóa, thông tin bản đồ quy hoạch thanh hóa đến 2030

 -  2023-03-06T09:19:36.581
Đánh giá: 5/ 5

Bị tác động bởi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thanh Hóa trở thành tâm điểm quy hoạch với những dự án lớn. Theo thống kê từ UBND tỉnh, quy hoạch Thanh Hóa sẽ tiến hành với các hạng mục gồm: phát triển đô thị; xây dựng hạ tầng giao thông; đổi mới quy trình sản xuất công nghiệp; phát triển giáo dục, y tế, du lịch...

Tổng quan về tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực Bắc của miền Trung, là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ. Thanh Hóa có dân số đứng thứ 3 và diện tích đứng thứ 5 cả nước. Tỉnh sở hữu đường bờ biển dài 102km, thuận lợi trong phát triển hoạt động du lịch và cảng biển. Ngoài ra, có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân đi qua cũng là cơ hội để Thanh Hóa phát triển kinh tế về mặt lâu dài. 

Theo bản đồ quy hoạch Thanh Hóa, vị trí tiếp giáp của tỉnh như sau:

  • Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102km.
  • Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.
  • Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160km.
  • Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.

Tổng diện tích toàn tỉnh Thanh Hóa là 11.129,48 km2. Trong đó địa hình núi, trung du chiếm 73,3%, đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%. Đây là điều kiện giúp Thanh Hóa thúc đẩy ngành nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện và chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. 

Cho tới thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm:

  • 2 thành phố: TP. Thanh Hóa và TP. Sầm Sơn.
  • 1 thị xã: TX. Bỉm Sơn
  • 24 huyện: Đông Sơn; Quảng Xương; Hoằng Hóa; Hậu Lộc; Hà Trung; Nga Sơn; Thiệu Hóa; Triệu Sơn; Yên Định; Tĩnh Gia; Nông Cống; Ngọc Lặc; Cẩm Thủy; Thạch Thành; Vĩnh Lộc; Thọ Xuân; Như Thanh; Như Xuân; Thường Xuân; Lang Chánh; Bá Thước; Quan Hóa; Quan Sơn; Mường Lát.

Thông tin quy hoạch Thanh Hóa chi tiết

Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2030 là một kế hoạch phát triển chi tiết cho tỉnh trong giai đoạn tương lai gần, được phê duyệt bởi Chính phủ Việt Nam vào ngày 12 tháng 1 năm 2021. Theo quy hoạch này, tỉnh Thanh Hoá sẽ tập trung phát triển kinh tế; xây dựng hạ tầng; tăng cường bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và quản lý tài nguyên đất đai một cách bền vững.

ban-do-quy-hoach-thanh-hoa

Thông tin bản đồ quy hoạch Thanh Hóa. 

Mục tiêu quy hoạch tỉnh Thanh Hóa

Các mục tiêu phát triển chính của quy hoạch Thanh Hoá giai đoạn 2021-2030 bao gồm:

Kinh tế:

  • Tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm từ 7,5% - 8%.
  • Nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
  • Tăng cường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Hạ tầng:

  • Xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, cảng biển Nghi Sơn, sân bay Thọ Xuân.
  • Phát triển hạ tầng kỹ thuật, điện, nước, viễn thông, dịch vụ công cộng và hạ tầng xã hội.

Môi trường và tài nguyên:

  • Bảo vệ và phát triển các khu vực đặc biệt quan trọng như khu dự trữ sinh quyển Pù Luông và khu dự trữ sinh quyển Hồ Tràm - Kon Dơng;
  • Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất đai và tài nguyên thiên nhiên;
  • Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường.

Chất lượng sống: 

  • Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quy hoạch Thanh Hóa về phát triển các ngành, các lĩnh vực trụ cột

1, Công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp có thế mạnh, cụ thể:

  • Ngành công nghiệp hóa dầu, hóa chất và chế biến sản phẩm từ hóa dầu: Mở rộng và nâng cấp cơ sở, tăng công suất cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đồng thời thúc đẩy dự án Tổ hợp hóa chất Đức Giang và Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial. 
  • Ngành công nghiệp sản xuất, cung ứng điện: Duy trì ổn định hoạt động của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện hiện hữu. Phát triển các dự án điện mặt trời và các nhà máy điện khí LNG. Xây dựng trung tâm điện khí LNG tại khu kinh tế Nghi Sơn.
  • Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại: Tập trung đầu tư ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng máy công nghiệp, điện tử - viễn thông. Kết hợp duy trì hoạt động của Nhà máy Thép Nghi Sơn.
  • Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Trong định hướng quy hoạch Thanh Hóa, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được tạo điều kiện phát triển rất lớn, nhất là Nhà máy xi măng Đại Dương.
  • Ngành công nghiệp dệt may, giày da: Trong giai đoạn 2021 - 2030, ngành công nghiệp dệt may, dày da chủ yếu thu hút nguồn vốn đầu tư vào các trang thiết.

ban-do-quy-hoach-thanh-hoa-ve-su-dung-dat

Bản đồ quy hoạch Thanh Hóa về phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2021 - 2030. 

2, Về ngành nông nghiệp

Định hướng một số ngành trong nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa như sau:

  • Trồng trọt: Phân bổ lại các loại đất, đẩy mạnh sản xuất quy mô lớn. Tập trung vào sản xuất hàng hóa chuyên canh, công nghệ cao gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
  • Chăn nuôi: Quy hoạch hệ thống và phương pháp chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp tập trung, công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Phối hợp chặt chẽ với chế biến thực phẩm công nghệ cao.Thúc đẩy quá trình chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững.
  • Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, phát triển cây dược liệu, cây dưới tán rừng.
  • Thủy sản: Chuyển đổi ngành thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ. Bám sát định hướng quy hoạch Thanh Hóa về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

3, Quy hoạch Thanh Hóa về ngành dịch vụ

Nhằm phát triển nhanh và đa dạng về các loại hình dịch vụ, tỉnh Thanh Hóa tập trung vào các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và có giá trị gia tăng lớn. Cụ thể:

  • Hình thành trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại khu kinh tế Nghi Sơn.
  • Phối hợp phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, dân tộc.
  • Đẩy mạnh tinh thần giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường.
  • Triển khai một số ngành dịch vụ vận tải kho bãi, thương mại, giáo dục đào tạo, thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản, chuyển giao khoa học, công nghệ. Nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về phát triển hệ thống giao thông

Phát triển mạng lưới giao thông là một trong những hạng mục quy hoạch quan trọng của tỉnh Thanh hóa. Theo đó, tỉnh đã tiến hành với các phương án sau:

Hạ tầng giao thông quốc gia:

  • Chủ yếu tập trung phát triển cho Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021 - 2030.

ban-do-quy-hoach-thanh-hoa-ve-phat-trien-he-thong-giao-thong

Bản đồ quy hoạch Thanh Hóa về phát triển giao thông đến năm 2025, định hướng đến năm 2050. 

Hạ tầng giao thông đường bộ cấp tỉnh:

  • Tiến hành điều chỉnh 63 tuyến đường tỉnh hiện hữu với quy mô chiều dài 1.499,67 km. Trong đó, nâng cấp 03 tuyến đường có chiều dài khoảng 100km lên quốc lộ. Đồng thời, chuyển 03 tuyến sang đường đô thị với chiều dài 20,5 km.
  • Đối với đường huyện, có 99 tuyến được đẩy mạnh nâng cấp và trùng tu. Theo bản đồ quy hoạch Thanh Hóa về hệ thống giao thông đường bộ cấp huyện, có 02 tuyến được chuyển từ quốc lộ thành đường địa phương với tổng chiều dài khoảng 2.044,35 km.

Giao thông nội địa:

Quy hoạch và khai thác 818,5km đường thủy nội địa, trong đó:

  • Đường thủy nội địa do Trung ương quản lý là 249,5km.
  • Đường thủy do địa phương quản lý là 569km. 

Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Thanh Hóa trên app Pindias

Phương pháp tra cứu quy hoạch online được khai thác triển để đối với các chuyên gia bất động sản. Bạn cũng có thể tận dụng phương pháp này cho quá trình tra cứu đất đai và tìm kiếm thông tin quy hoạch Thanh Hóa của mình. Cụ thể là qua Siêu nền tảng quản lý và đầu tư tài sản Pindias.

>> Tải ứng dụng Pindias trên CH-Play (dành cho hệ điều hành Android).

> Tải ứng dụng Pindias trên App Store (dành cho hệ điều hành IOS).

Biên tập
Huy Trần
Lưu tin ngay

Đăng ký nhận thông tin qua Email

Thông tin luôn được cập nhật mới nhất gửi vào Email của bạn
Hệ thống đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm