Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt quy hoạch Quảng Ninh về xây dựng vùng theo quyết định 80/QĐ-TTg. Nội dung quy hoạch bao gồm: định hướng phát triển hệ thống đô thị; quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quy hoạch phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh.
Tổng quan quy hoạch TP. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
Theo quyết định 80/QĐ-TTg, phạm vi quy hoạch Quảng Ninh bao gồm 13 đơn vị hành chính với diện tích 6.206,9km2, đó là:
- 04 thành phố: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí.
- 02 thị xã: Quảng Yên, Đông Triều.
- 07 huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô.
Ranh giới quy hoạch có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 106°26' đến 108°31' kinh độ Đông và từ 20°40' đến 21°39'49,8 vĩ độ Bắc.
- Phía Đông và Nam: giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây Bắc: giáp tỉnh Bắc giang và tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Tây Nam: tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng.
- Phía Bắc: giáp Trung Quốc.
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
- Phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh tiêu biểu của cả nước toàn diện về mọi mặt.
- Quy hoạch Quảng Ninh theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh - quốc phòng, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh quốc tế.
- Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu dẫn đầu cả nước.
- Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng sống người dân.
Bản đồ quy hoạch Quảng Ninh đến năm 2030.
Thông tin quy hoạch Quảng Ninh chi tiết
Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Chính vì thế, quy hoạch Quảng Ninh là vấn đề trọng điểm và ảnh hưởng sâu rộng khắp cả nước.
Phương án về hệ thống đô thị
Định hướng quy hoạch Quảng Ninh về hệ thống đô thị đến năm 2025 sẽ có 13 đơn vị hành chính và 13 đô thị. Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Chi tiết phương án như sau:
- Gắn kết hài hòa giữa phát triển đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng.
- Nâng cao chất lượng đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị.
- Phát triển đô thị đồng bộ về kinh tế - xã hội, hạ tầng, kiến trúc, nhà ở và chất lượng.
- Tập trung vào các dự án công trình thấp tầng, dự án có thiết kế thân thiện với thiên nhiên, môi trường tại các khu du lịch ven biển.
- Mở rộng không gian phát triển đô thị thành phố Hạ Long, lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm để kết nối phát triển đô thị theo mô hình đa cực, mở rộng đô thị về phía Bắc.
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đồng bộ, hiện đại, giữ vững các tiêu chí của đô thị loại I.
- Xây dựng TP Móng Cái, thị trấn Quảng Hà gắn với xây dựng KKTCK Cửa khẩu Móng Cái và KCN Dịch vụ - Cảng biển Hải Hà. Hệ thống có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn chỉnh.
- Thu hút đầu tư, thu hút lực lượng lao động, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Xây dựng và phát triển đô thị, kinh tế biên mậu tại Bắc Phong Sinh. Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Quy hoạch Quảng Ninh phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, đô thị xanh, thông minh, văn minh, giàu bản sắc. Đồng thời, tiên phong, dẫn dắt hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển.
>>> Xem thêm: Cách tra cứu quy hoạch trực tuyến trên app Pindias
Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Ninh
Bám sát định hướng của quy hoạch cấp quốc gia để phát triển hệ thống giao thông là kế hoạch chung của tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, chiến lược của tỉnh sẽ đảm bảo đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng. Trong đó, Quảng Ninh tập trung vào những công trình đường đường bộ, đường sắt và quy hoạch cảng biển…
Sơ đồ định hướng phát triển giao thông tỉnh Quảng Ninh tầm nhìn 2050.
Quy hoạch Quảng Ninh về hệ thống giao thông đường bộ
- Cầu Rồng; cầu Lại Xuân; cầu đường nối Uông Bí với Thủy Nguyên; cầu/hầm nối Tiền Phong với khu vực Lạch Huyện.
- Đường ven sông nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều.
- Đầu tư mở rộng quốc lộ 279 nối với đường biên giới biển Hạ Long - Cẩm Phả.
- Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 342 từ Hạ Long qua Ba Chẽ đến giáp ranh tỉnh Lạng Sơn.
- Quy hoạch Quảng Ninh với đường cao tốc Tiên Yên - Lạng Sơn, quốc lộ 4B,...
- Hạ tầng giao thông kết nối các đảo từ Đầm Hà - Cái Chiên - Vĩnh Thực; các đảo thuộc huyện Vân Đồn.
Quy hoạch hệ thống giao thông đường sắt
- Quy hoạch tuyến đường sắt đô thị kết nối các địa phương: Đông Triều - Uông Bí - Quảng Yên - Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn; Hải Hà - Móng Cái.
- Phát triển hệ thống giao thông đường sắt tốc độ cao, tàu điện trên cao sau năm 2030 từ Đông Triều đến Móng Cái gắn với liên kết vùng, hợp tác quốc tế...
Quy hoạch Quảng Ninh về hệ thống cảng biển
- Kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng một số cảng biển quan trọng như: Nam Tiền Phong (khu bến Yên Hưng ), Cồn Ông - Hòn Nét, Hải Hà, Mũi Chùa.
- Xây dựng bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại Vịnh Cửa Lục.
- Quy hoạch trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng biển; trung tâm logistics chuyên dụng gắn với sân bay Vân Đồn.
- Các trung tâm logistics gắn với các cửa khẩu: Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn, Bắc Phong Sinh. Đồng thời, các trung tâm logistics gắn với công nghiệp, đô thị, vùng nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng phát triển cảng, bến trên các tuyến giao thông chính, tuyến đường thủy nội địa quốc gia và luồng đường thủy nội địa địa phương.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển hệ thống giao thông
Tỉnh Quảng Ninh ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong phát triển hệ thống giao thông thông minh. Nhằm điều hành, quản lý hiệu quả hệ thống giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và giảm ùn tắc.
Hơn nữa, đây còn là phương pháp giúp tối ưu thời gian, chi phí đi lại, sự thuận tiện và thân thiện với môi trường... đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối giữa các đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. Hình thành các bãi đỗ xe thông minh tại các khu đô thị trọng điểm.
--> Điều này chính là điểm sáng trong định hướng quy hoạch Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030.
Phương án phát triển vùng huyện
Gồm: thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, thị xã Đông Triều, thành phố Cẩm Phả. Trong đó, TP. Hạ Long là trung tâm vùng, thị xã Quảng Yên gắn với thành phố. Đây là trung tâm động lực tổng hợp đa ngành của 17 tỉnh Quảng Ninh. Là trung tâm các ngành kinh tế chính gồm: du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng, cảng biển, các ngành công nghiệp khác.
Gồm: huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ. Trong đó đô thị trung tâm huyện Vân Đồn là trung tâm vùng. Quy mô dân số khoảng 323,5 nghìn người; Diện tích khoảng 4.145 km vuông. Đây là khu kinh tế du lịch, công nghiệp sạch và công nghệ cao, logistics, nông lâm ngư nghiệp. Trong đó Vân Đồn là khu kinh tế ven biển, là điểm đột phá, trung tâm phát triển và tăng cường liên kết vùng. Quy hoạch Quảng Ninh - huyện Vân Đồn là cửa ngõ ra biển mới của vùng núi Đông Bắc.
Gồm: Thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà, huyện Bình Liêu. Trong đó thành phố Móng Cái gắn với khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là điểm đột phá, trung tâm của vùng. Quy mô dân số khoảng 418,9 nghìn người; diện tích khoảng 2.671 km2. Đây là khu vực trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch biên mậu. Là cửa ngõ của ASEAN với các nước Đông Bắc Á với hạ tầng đường cao tốc; cảng biển quy mô lớn tại Hải Hà, Vạn Ninh.
Sơ đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Quảng Ninh.