tìm kiếm ngôi nhà mơ ước của bạn
Bản đồ quy hoạch Hà Nội cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư bất động sản. Trong quá trình tìm kiếm “thông tin quy hoạch hà nội”. Cùng Pindias tìm hiểu chi tiết loại bản đồ này ngay trong bài viết dưới đây.
Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội thường cung cấp cho người xem những thông tin sau:
Trên nền tảng phát triển bền vững, thủ đô Hà Nội được hướng tới một thành phố “xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”. Trong tương lai, Hà Nội sẽ trở thành biểu tượng cho cả nước. Đóng vai trò trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia. Và là vị trí có môi trường sống chất lượng, nơi có cơ hội đầu tư thuận lợi cho các chuyên gia địa ốc.
Trong tương lai, Nhà nước mong muốn xây dựng dựng Hà Nội trở thành:
Với những tầm nhìn trên, Hà Nội sẽ từng bước đi lên thúc đẩy mạnh mẽ vào nền kinh tế chung của cả nước.
Theo bản đồ quy hoạch hà nội 1/500, Hà Nội đang có những thay đổi về mặt địa chính của các phường, xã, quận, huyện. Và sự thay đổi các thông tin quy hoạch về giao thông, khu dân cư, đất đai.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội 1/500 mới nhất đến năm 2030, 2050
Những thay đổi này nhằm hướng tới các mục tiêu quy hoạch sau:
Bên cạnh quy hoạch đất đai, quy hoạch theo hạng mục giao thông của Hà Nội cũng chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường bất động sản.
Mạng lưới giao thông vận tải của thành phố được thể hiện trên bản đồ quy hoạch giống hình mạng nhện. Trung tâm là Hồ Hoàn Kiếm và các vòng tròn đồng tâm xung quanh là các tuyến đường vành đai bao gồm: vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5, vành đai 4, vành đai 5,... Chúng kết nối với các quận huyện của thủ đô với nhau và kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh thành lân cận.
Bản đồ quy hoạch giao thông Hà Nội năm 2021 đến 2030.
Khi các tuyến đường được triển khai và đồng bộ đúng theo quy hoạch, cư dân thủ đô và các vùng lân cận sẽ di chuyển thuận tiện, kết nối với nhau dễ dàng hơn. Đồng thời, kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch và giải trí cũng được phát triển đồng bộ. Và dĩ nhiên, thị trường bất động sản cũng “ôm trọn” điểm lợi từ những quy hoạch này.
Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ triển khai 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài lên tới 410km. Mục đích của việc mở rộng quy hoạch này là kết nối nội đô với các khu đô thị vệ tinh và vùng ven thành phố. Cụ thể như sau:
Bản đồ quy hoạch đường sắt Hà Nội.
Theo dự kiến từ nay đến 2030, thành phố sẽ triển khai hoàn thiện và vận hành một số tuyến chạy trước bao gồm:
Tới năm 2030, Hà Nội tiếp tục xây dựng vài tuyến đường cao tốc có quy mô lớn. Các tuyến đường sẽ trải dài và phân bổ từ 4 đến 8 làn. Mục đích cho quy hoạch đường cao tốc lần này là giảm bớt áp lực cho đường quốc lộ. Giúp tiện lợi trong quá trình tham gia giao thông.
Bản đồ quy hoạch dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Từ nay cho đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Thành phố Hà Nội sẽ nâng cấp thêm cho hệ thống đường hàng không.Cụ thể là hoàn thiện các dự án, cải tạo, mở rộng sân bay Nội Bài. Tiến hành quy hoạch cảng hàng không Gia Lâm. Hơn nữa, sẽ hỗ trợ quân đội khi cần bằng cách tận dụng sân bay Hòa Lạc và Miếu Môn. Còn sân bay Bạch Mai được sử dụng để cứu hộ và làm điểm đỗ trực thăng.
Hà Nội sẽ tiếp tục được mở rộng hệ thống đường thủy theo tầm nhìn năm 2050. Một số tuyến đường sẽ được liên kết và cải tạo cho mục đích vận chuyển hàng hóa, du lịch hay kết nối thương mại giữa các tỉnh thành trong nước với nhau.
Bản đồ quy hoạch đô thị sông Hồng theo VnExpress.
Các tuyến đường thủy sẽ được quy hoạch cụ thể như sau:
Cùng Pindias tìm hiểu thông tin về bản đồ quy hoạch các quận, huyện Hà Nội bên dưới đây nhé.
Quận Cầu Giấy được tập trung phát triển theo đa lĩnh vực, đó là:
Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy.
Theo đó, hàng loạt các công trình văn hóa, di tích lịch sử tại đây cũng sẽ được chú trọng trùng tu, phát triển và bảo vệ.
Bắc Từ Liêm là khu vực “lý tưởng” để mở rộng thành phố về mặt dân cư. Bởi quận này được hình thành và liên kết bởi 13. Cổ Nhuế 1 và 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đình và Xuân Tảo.
Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm.
Tiếp tục theo tầm nhìn năm 2050, Bắc Từ Liêm sẽ được xây dựng nhiều dự án với từng quy mô khác nhau. Điều này sẽ giúp thay đổi diện mạo cho một số khu vực như Cổ Nhuế. Khu ngoại giao Đoàn Xuân Đỉnh, khu đô thị Hồ Tây,...
Quận Ba Đình sẽ được tập trung cải tạo các khu xuống cấp và bảo tồn những di tích, văn hóa của quận.
Bản đồ quy hoạch khoanh vùng đất đai quận Ba Đình.
Cho tới năm 2050, quận Ba Đình sẽ đồng bộ và nâng cấp hạ tầng giao thông. Nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và tạo sự thuận lợi trong di chuyển. Các tuyến giao thông chính được tiến hành quy hoạch và nằm trong bản đồ quy hoạch hà nội sẽ bao gồm: trục đường Kim Mã – Trần Phú, đường Đội Cấn, một số nút thắt giao thông quan trọng của quận,…
Nhiều hệ thống đường xuống cấp, quy hoạch không đồng đều và thống nhất vẫn đang xảy ra ở quận Đống Đa.
Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Đống Đa.
Vì vậy, trong 30 năm tiếp theo sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Quận Hà Đông là “nút giao thông” dễ dàng kết nối đến các quận, huyện lân cận như Nam Từ liêm, Thanh Xuân, Thanh Oai, Chương Mỹ.
Bản đồ quy hoạch khoanh vùng đất đai quận Hà Đông.
Quận Hà Đông cũng đang được xem xét phê duyệt cho gần 600 dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hình thành cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cấp phường. Sự thay đổi này sẽ là tiền đề để thực hiện quy hoạch cấp phường trong quận.
Không nằm ngoài quy hoạch, quận Hai Bà Trưng cũng được tập trung cải tạo và phát triển hơn.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hai Bà Trưng.
Nội dung dự án quy hoạch Hà Nội của quận Hai Bà Trưng sẽ bao gồm:
Quận Hoàn Kiếm là khu vực trung tâm của thành phố. Nên việc quy hoạch luôn được chú trọng từng bước. Cụ thể sẽ tiến hành phân chia quận Hoàn Kiếm thành 4 khu. Bao gồm: khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm, khu phố cũ và khu vực ngoài đê sông Hồng.
Bản đồ quy hoạch phân bổ và khoanh vùng đất quận Hoàn Kiếm.
Quận Hoàng Mai vẫn được chia thành 14 phường như hiện nay, khu vực được đầu tư tập trung sẽ là Đại Kim, Định Công, bán đảo Linh Đàm,… nhằm nâng cấp hạ tầng giao thông, mở rộng một số tuyến đường quan trọng.
Bản đồ quy hoạch định hướng quận Hoàng Mai.
Theo dự án quy hoạch, quận Long Biên sẽ chuyển từ vùng công nghiệp sang thành trung tâm đô thị mới của bản đồ quy hoạch Hà Nội.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Long Biên.
Để thuận tiện cho việc di chuyển nội đô thuận lợi, nhanh chóng và kết nối các tỉnh lân cận. Cầu bắc qua sông Hồng sẽ được xây dựng. Bên cạnh đó, các khu đô thị tại đây sẽ được nhanh chóng hoàn thiện. Đồng thời phát triển theo hướng công nghệ cao.
Với tầm nhìn thành phố xanh, văn minh, hiện đại, quận Nam Từ Liêm cũng được quy hoạch kiểu mới. Với nhiều dự án được tiến hành như: khu chợ triển lãm, thể thao Quốc giá, trung tâm thể dục. Trung tâm Hội nghị Quốc gia,…
Bản đồ quy hoạch hành chính quận Nam Từ Liêm.
Quận Tây Hồ có điểm mạnh là sở hữu cảnh quan lý tưởng, hạ tầng hiện đại cùng với tính chất lịch sử lâu đời. Bởi vậy, nơi đây được tập trung quy hoạch phát triển theo hướng du lịch. Với mục đích thu hút khách du lịch và đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ.
Quận Thanh Xuân sở hữu nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như đường vành đai 3, Nguyễn Trãi, Định Công – Nhân Chính. Bởi vậy, những tuyến đường này sẽ được chú trọng nâng cấp và mở rộng trong những năm tới.
Bản đồ quy hoạch khoanh vùng vị trí đất đai quận Thanh Xuân.
Bài viết là toàn bộ những thông tin về bản đồ quy hoạch Hà Nội cho tới năm 2030 tầm nhìn 2050. Hy vọng bạn đọc có thể tích lũy được cho mình những thông tin cần thiết về quy hoạch. Định hướng phát triển không gian, giao thông, hạ tầng của thành phố Hà Nội.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch 63 tỉnh thành.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua:
Siêu nền tảng quản lý và đầu tư tài sản - Pindias
Địa chỉ: Lô CX01, khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.
Số điện thoại: 1900633815