General Alert
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói! Vui lòng đổi trình duyệt khác

tìm kiếm ngôi nhà mơ ước của bạn

Xóa
Loading...
Pindias adv
Tin tức

Bí quyết chống thấm nhà vệ sinh mà bạn không nên bỏ qua

 -  2022-10-11T03:23:50.862
Đánh giá: 5/ 5

Không thể thiếu trong thiết kế của mỗi công trình, nhà vệ sinh là nơi cần thiết và có nhiều vấn đề tế nhị xảy ra. Đặc biệt là khả năng chống thấm, rất nhiều dự án đang xuống cấp do chưa có biện pháp và quy trình xử lý rõ ràng. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý mà Pindias muốn truyền tải tới bạn.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhà vệ sinh bị thấm

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm nước

  • Một số thiết bị chảy nước trong nhà vệ sinh bị hỏng như vòi hoa sen, vòi nước rửa tay, ống dẫn nước,...
  • Trần nhà bị hư hỏng, có vết nứt do phần chát xi măng chưa được mịn, không sơn chống thấm,...
  • Sàn nhà bị nứt, có lỗ hổng,...
  • Ngôi nhà bị xuống cấp do tuổi thọ quá lâu.
  • Thi công ngôi nhà trước đó không được chú trọng, nhiều khâu không làm đúng kỹ thuật

Dấu hiệu nhận biết để chống thấm nhà vệ sinh kịp thời

  • Tường có dấu hiệu bị nứt và ố vàng
  • Không gian có mùi ẩm mốc, hôi thối
  • Chập điện trong nhà vệ sinh
  • Sàn nhà được ốp lát không được kín
  • Nhiều côn trùng bên trong bâu quanh

Bí quyết chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

  1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Có 2 cách để xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm, đó là:

  • Dùng màng tự dính
  • Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh

Đây là 2 vật liệu được đánh với chất lượng hàng đầu trong việc chống thấm nhà vệ sinh. Bởi vậy, trong mọi dự án hay công trình có vấn đề về nguy cơ nhà vệ sinh bị thấm thì đây là biện pháp được ưu tiên nhắc tới và sử dụng nhiều nhất.

Không phải tự nhiên mà giải pháp được đánh giá cao mà nhờ nắm trọn những ưu điểm sau:

  • Ngăn chặn nước, chống thấm nước hiệu quả trong diện rộng.
  • Có độ bền cao, sử dụng cho các dự án lâu dài.
  • Không tốn thời gian thi công.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng:

Bước 1: Vệ sinh mặt bằng, tạo độ bằng phẳng cần thiết.

Bước 2: Quét keo Flintkote toàn bộ bề mặt chống thấm.

Bước 3: Chờ trong khoảng 30 – 60 phút để keo khô vừa phải.

Bước 4: Dùng đầu khò nung cho lớp màng và keo nóng dính chặt vào nhau.

Bước 5: Tiến hành hàn mối nối với nhau.

Bước 6: Cán lớp vữa lên màng để đảm bảo màng không bị rách.

→ Lưu ý, tuyệt đối không di chuyển hoặc thi công nếu chưa cán lớp hồ gạch tránh màng bị rách.

  1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Sika là một loại hóa chất chống thấm cũng rất được tin dùng trong vấn đề chống thấm nhà vệ sinh. So với chống thấm bằng màng thì đây là giải pháp dễ thực hiện hơn rất nhiều, bởi nó được sản xuất theo dạng lỏng. Có khả năng thẩm thấu khá tốt và tạo tinh thể liên kết vững chắc cho mọi công trình.

Giải pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika cũng có những ưu điểm nổi trội như:

  • Xử lý chống thấm tối ưu, hiệu quả cao
  • Lớp màng chống thấm tồn tại vô hạn trong công trình
  • Sức bền cao

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika:

Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công.

Bước 2: Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng cách sử dụng hỗn hợp hồ dầu giữa sika latex, xi măng và nước sạch theo định mức quy định để tạo liên kết rồi đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp SikaGrout 214 -11 và nước sạch.

Bước 3: Bo góc chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa và sika latex để thuận tiện cho công tác thi công chống thấm bằng lưới gia cường.

Bước 4: Thi công lớp lót bằng hỗn hợp nước + xi măng + sika latex theo tỷ lệ chuẩn. Lưu ý: thi công lên chân tường 20cm đến 40cm tùy cao độ sàn.

Bước 5: Thi công 3 lớp chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika membrane.

Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.

  1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng keo

Cũng không kém cạnh với hai giải pháp trê, keo chống thấm mang tính kết dính và chịu tác động của thời tiết hoặc môi trường ẩm ướt khá tốt. Đây là giải pháp phù hợp với các tình trạng bị nứt, bởi vậy nó hoàn toàn loại bỏ được những khoảng rỗng từ các bức tường, gạch ốp hay trần nhà. Tuy nhiên, giá thành của loại keo chống thấm lại khá cao so với các vật liệu khác.

Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng keo:

Bước 1: Xác định vị trí trần nhà vệ sinh cần chống thấm.

Bước 2: Dùng máy bắn keo vào những vị trí có đường nứt sàn.

Bước 3: Sơn bả phủ hoàn thiện và chờ keo khô hoàn toàn trong khoảng 7 ngày.

  1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường

Đây là giải pháp áp dụng vào các hoạt động quét sàn mái, sân thượng, và sẽ cực kỳ tối ưu khi thực hiện vào buổi trưa hoặc lúc thời tiết có nắng. Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng kháng nước cao, giá thành rẻ và dễ mua. Hơn nữa là có độ bền cao khi gắn kết tốt với các vật liệu khác như xi măng, cát, đá.

Việc xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường cũng theo một quy trình nhất định, đó là:

Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng sàn chống thấm sạch sẽ.

Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ như: bay, búa đục, bàn chải,…

Bước 3: Đun sôi nhựa đường, pha dầu DO để tăng hiệu quả.

Bước 4: Dùng con lăn để quét nhựa đường lên về mặt sàn đã được vệ sinh sạch.

Mong rằng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn, cảm ơn vì đã đọc hết bài viết của chúng tôi!

Biên tập
Lương Duyên
Lưu tin ngay

Đăng ký nhận thông tin qua Email

Thông tin luôn được cập nhật mới nhất gửi vào Email của bạn
Hệ thống đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm